PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRẦN ĐỀ
         Trần Đề là huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng, nằm ở cuối dòng sông Hậu của miền Nam Việt Nam, nằm trên trục giao thông Quốc lộ Nam sông Hậu mới mở nối liền thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang, với tỉnh Bạc Liêu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 260 km.
bando(1).jpg
         Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” được thông qua tại Hội nghị Trung ương 8 đang từng bước đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.  Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được đánh giá là có nhiều đổi mới và toàn diện nhất từ trước đến nay. Trong đó, các nội dung trọng tâm bao gồm: Đổi mới chương trình Sách giáo khoa, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên bằng các hình thức đào tạo tại nước ngoài và mời giáo viên nước ngoài về đào tạo ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã triển khai một số mô hình thí điểm trong đổi mới phương pháp dạy học, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Đặc biệt, mô hình lớp học thông minh, trong đó lấy học sinh làm trung tâm kèm theo những đổi mới trong phương pháp giảng dạy nhờ ứng dụng Công nghệ thông tin.        

         Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành, Huyện đã và đang gặt hái được những thành quả khả quan trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, an sinh xã hội..., chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ngày càng hiệu quả, việc huy động các nguồn lực đầu tư đặc biệt quan tâm, nhiều công trình kết cấu hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, thủy lợi... được triển khai phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống.

    Trong đó ngành giáo dục và đào tạo Huyện nhà đã phấn đấu thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu về giáo dục - đào tạo.

    Toàn huyện có 54 trường học, trong đó 49 trường trực thuộc quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo ( 10 trường mẫu giáo, 27 trường Tiểu học, 12 trường THCS); và 4 trường THPT; 01 trường DTNT.

Trong những năm tới toàn ngành giáo dục quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu Nghị quyết Huyện Đảng bộ lần thứ X đề ra. 

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG TRỌNG TÂM CỦA NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH SÓC TRĂNG TRONG THỜI GIAN TỚI

            Mục tiêu quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian tới, ngành Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng tập trung thực hiện 6 nhóm giải pháp lớn sau:

1. Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục của Đảng và Nhà nước.

Tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Từng bước hiện đại hóa trang thiết bị dạy học, nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp giáo dục và quản lý.

2. Đảm bảo đủ nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo (cả về số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục).

Qua đó, từng bước hình thành một bộ phận giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý có trình độ cao, năng lực sư phạm giỏi đủ sức tạo thành một đội ngũ chuyên gia có trình độ cao đáp ứng yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đào tạo, ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện ở tất cả các bậc học.

3. Đổi mới công tác quản lý giáo dục. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với giáo dục. Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng để hiện thực hóa quy hoạch.

4. Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa phục vụ dạy và học.

5. Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu hệ thống và mạng lưới giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục phát triển trường học ngoài công lập, đặc biệt là ở thành phố và các thị trấn lớn, có đủ nguồn lực… tạo điều kiện và cơ hội học tập cho người dân và giảm gánh nặng vê sức ép đối với ngân sách Nhà nước. Song song với việc hình thành những khu dân cư mới do sự phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh, quan tâm mở mới trường học theo tiêu chuẩn mức chất lượng tối thiểu hoặc trường chuẩn quốc gia tùy theo địa bàn.

6. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục với trọng tâm là:

- Mở rộng mối quan hệ giữa nhà trường với các ngành, các cơ quan, đơn vị sản xuất, kinh doanh ... tạo điều kiện để đóng góp xây dựng cơ sở vật chất thiết bị cho trường học.

- Vận động các tổ chức, đoàn thể, cá nhân cùng với Nhà nước tham gia đóng góp để xây dựng các trung tâm hoạt động ngoài giờ với các hình thức liên xã, phường ở từng huyện, thị nhằm giáo dục toàn diện cho các em có thêm thời gian vui chơi, giải trí.

Tổng hợp tình hình chung, vấn đề được khẳng định là trong những năm qua, được sự quan tâm và chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp chặc chẽ có hiệu quả của các sở, ban ngành, sự ủng hộ của nhân dân và với sự nỗ lực của toàn ngành sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong tỉnh đã thực sự có nhiều đổi mới từ tư duy đến công tác, đến tổ chức triển khai thực hiện nên đã góp phần quan trọng động viên các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, học viên toàn ngành phấn khởi, tin tưởng và vượt qua nhiều khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ các năm học, góp phần đào tạo nguồn nhân lực ngày càng chất lượng, từng bước đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng.

Trên cơ sở về bối cảnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và dân cư của tỉnh Sóc Trăng trong những năm gần đây đã có những phát triển tích cực, tạo cơ sở vững chắc cho sự tiến bộ các ngành văn hóa xã hội nói chung và ngành Giáo dục và Đào tạo nói riêng. Từ đó, chất lượng nguồn nhân lực sẽ tích cực cải thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong thời gian tới./.